Vì sao có tên gọi là sen đá cánh bướm?
- Sen đá cánh bướm xanh có tên khoa học là Kalanchoe thyrsiflora harv. Cây có lá bầu, hình ovan, phần giữa dày và mỏng dần ở phía rìa lá. Ở đầu các phiến lá có màu đỏ tía hoặc màu tím, trên lá có 1 lớp phấn trắng mỏng rất lung linh. Hình dáng của cây sen đá khá đặc biệt, các lá mọc ghép đôi, đối xứng nhau giống như những đôi cánh của những chú bướm. Càng có nhiều ánh nắng thì kích thước của những cặp lá đối xứng càng lớn dần.
- Sen đá cánh bướm xanh thuộc sen đá là cây thân cỏ, nhiều nước, xanh quanh năm. Lá phát triển tối đa có thể từ 30 – 40 cm một lá. Sen đá lớn thường dùng để trang trí bàn làm việc, văn phòng, nhà hàng. Còn các cây nhỏ có thể là tiểu cảnh hoặc trang trí bàn làm việc góc học tập. Sen đá có công dụng phổ biến tạo không gian xanh cho không gian và mang đến cho bạn sự thư giãn khi làm việc.
- Ngoài dòng sen đá bướm xanh, có sen đá bướm hồng và sen đá bướm trắng.
- Một số nơi gọi tên chung là sen đá cánh bướm hay sen đá bướm.
- Xem thêm nhiều mẫu sen đá đẹp tại cửa hàng công ty như: Sen đá chuỗi ngọc, sen đá xanh, sen đá sỏi thiên thanh, sen đá var, sen đá đế vương…
- Cây thường ra hoa màu vàng, có hình trụ và hương thơm nhẹ nhàng. Để chăm sóc cây tốt nhất bạn cần làm các bước sau đây:
CHUẨN BỊ CÂY
- Bạn tiến hành rũ sạch đất cũ khi mua từ shop về
- Để cây vào chỗ mát trong vòng 3-4 ngày để khô vết thương ở rễ và thuần thời tiết chỗ mới để cây thích nghi
- Sen đá chỉ sợ úng chứ không sợ héo, càng héo mà thay đất trồng lại càng nhanh hồi cây và lên màu
CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG CÂY
- Bạn có thể chọn loại đất chuyên trồng sen đá có bán sẵn trên thị trường
- Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn đất như sau: trấu, mùn dừa (đã qua xử lý), phân bò (dê, gà, cá); thuốc chống sâu bệnh, đá perlite, pumice, vv…
- Có thể trộn xỉ than + đất thịt nhưng tỉ lệ xỉ than phải đạt >80%
CÁCH TRỒNG CÂY
- Chọn chậu tùy theo kích thước của cây. Lưu ý bạn nên chọn chậu đất nung để thoáng mát
- Đặt những viên đất nung hoặc xỉ than to xuống đáy chậu ( 30% chiều cao chậu )
- Bạn đổ 1 lớp đất trộn vào chậu, sau đó 1 tay dữ gốc cây và 1 tay đổ tiếp 1 lớp đất trộn mỏng lên trên. Lưu ý không được ấn đất quá chặt sẽ làm cho đất không thể thoát nước được và hư rễ
- Sau khi trồng xong bạn có thể bỏ 1 lớp đất nung hoặc xỉ than to lên mặt chậu để tránh khi tưới bị đất bắn lên
- Có nhiều bạn thường rải thêm lớp đá, sỏi nhỏ lên mặt chậu. Điều này là không nên làm. Vì khi rải đá, sỏi nhỏ lên bề mặt chậu quá nhiều sẽ làm bí hơi, hấp hơi chết cây. Nếu muốn rải đá bạn nên chọn những loại viên đất nung, pumice, perlite có lỗ thông thoáng thoát được
TƯỚI NƯỚC VÀ CHĂM SÓC CÂY
- Trước khi vào cây bạn nên tưới nước trước cho đất trồng tạo độ ẩm.
- Khi trồng cây xong bạn không nên tưới nước liền. Hãy đảm bảo đất có độ ẩm tốt để cây chỗ mát, thoáng gió, có ánh sáng nhẹ
- Bạn kiểm tra đât khi nào thấy đất khô mới được tưới tiếp
- Sau khoảng 5-7 ngày trồng cây, bạn nên cho cây phơi nắng từ từ để cây thích nghi
- Khi nào bạn thấy lá cứng lại là có thể phơi phun ngoài nắng. Vào mùa hè thì nên tránh nắng từ 11h-15h để tránh cây bị sốc nhiệt, héo lá, hư cây
- Một năm bạn nên thay đất 1-2 lần cho cây có đủ dinh dưỡng. Bổ sung thêm phân bò, phân dê, phân bón tan chậm